T6, 01 / 2021 9:03 chiều | phamhanh

Chúng ta thường nghe đến dấu giáp lai, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đóng. Hãy cùng tư vấn Blue tìm hiểu qua bài viết sau.

Cách đóng dấu giáp lai

Cơ sở pháp lý về việc sử dụng con dấu
– Nghị định 110/2004/NĐ-CP;
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP;
– Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN;
– Thông tư 01/2011/TT-BNV.
1. Cách sử dụng con dấu?

Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.
Hiện nay, có nhiều vị trí cũng như cách  đóng dấu khác nhau như đóng dấu treo, dấu giáp lai, dấu nổi, dấu thu nhỏ…cũng như vai trò, giá trị pháp lý khách nhau.  Trong đó, quy định về dấu treo và dấu giáp lai được hiểu như sau
Theo Điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư có quy định:
“Điều 26. Đóng dấu
1. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
2. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
3. Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.
4. Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”
Theo đó, có thể hiểu dấu giáp lai, dấu treo như sau:
2. Dấu giáp lai là gì? Cách đóng dấu giáp lai?

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản. Việc đóng dấu giáp lai phải được thực hiện riêng theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.​                                                                                                                                                                                Hiện nay có rất nhiều địa chỉ khắc dấu giá rẻ trên thị trường, sản phẩm kém chất lượng trôi nổi không rõ nguồn gốc vì thế hãy lựa chọn các cơ sở khắc dấu có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Khắc dấu tư vấn Blue tự hào là đơn vị khắc dấu chuyên nghiệp, kinh nghiệm đứng hàng đầu tại Cần Thơ

Đến với Khắc dấu tư vấn Blue sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng như:
– Khắc dấu tròn, dấu vuông

– Khắc dấu chức danh, chữ ký, khắc dấu công ty

– Khắc dấu tên,

– Khắc dấu liền mực

– Khắc dấu đồng, dấu nổi

– Khắc dấu pháp lý, Khắc dấu kính biếu

– Khắc dấu ngày tháng năm

– Khắc dấu mã số thuế,

– Khắc dấu đã chi, đã thu, bán hàng qua điện thoại

– Khắc dấu theo yêu cầu, khắc dấu lấy ngay…

Mọi vấn đề vướng mắc hãy liên gì liên quan đến đóng dấu giáp lai nói chung, quý vị hãy liên hệ tư vấn Blue để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ tốt nhất nhé!

Bài viết cùng chuyên mục